KHẢO-LUẬN

 

 

II.
B
INH-K CỔ-TRUYỀN

 

       

3 - Binh-Khí Cán Dài

 

 

SIÊU ĐAO
超刀

 

 

 

« Siêu Đao Pháp »
超刀

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Siêu-Đao-Pháp gồm có nhiều bài Thảo-pháp dạy phương-thức sử-dụng Siêu-ĐaoLong-Đao.

     Riêng trong Hệ Phái Danh-Sư Trương-Trạch, ở huyện Phù-Mỹ, vị Thầy đã đào-tạo Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng (Người sáng-lập Hệ-Phái Sa-Long-Cương), thì đã có dạy :
       - Hai bài Thảo-pháp Siêu-Đao :
              1. Siêu-Đao Thảo (Siêu Xung-Thiên) mật-mã-hóa bằng 8 câu Thiệu ;
              2. Siêu-Đao Thảo (Siêu Bát-Quái) mật-mã-hóa bằng 17 câu Thiệu ,
       - Hai bài Thảo-pháp Long-Đao :
              1. Long-Đao Thảo mật-mã-hóa bằng 8 câu Thiệu,
              2. Long-Đao Thảo mật-mã-hóa bằng 11 câu Thiệu.

      Hiện-tại ngày nay, thì có hai bài Thảo-pháp được quảng-bá cho quần-chúng : một bài là « Thảo-pháp Siêu-Đao » với tên gọi « Siêu Xung-Thiên » mật-mã-hóa bằng một bài Thiệu-võ đầy lỗi chánh-tả cần phải được tu-chỉnh và một bài là « Thảo-pháp Long-Đao » với tên gọi « Lôi Long-Đao » mật-mã-hóa bằng một bài Thiệu-võ rất tối-nghĩa, khác hẵn lối viết Thiệu-Võ Việt-tộc.

 

 

Bài Thảo Siêu-Đao của
Dòng Võ Trương Thanh Đăng

« Siêu Ông »

 

 

Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng
diễn bài Thảo « Siêu Ông ».

 

       Bài thảo Siêu-Đao căn-Bản của Hệ-Phái Sa-Long-Cương là bài « Siêu Ông ».

       Vì lâu đời Tên bài Thiệu đã bị quên-lãng, ngày nay bài Thảo Siêu-Đao này được tạm gọi là bài « Siêu Ông » hoặc là bài « Siêu Xung-Thiên» bằng cách lấy hai chữ đầu của câu Thiệu đầu bài Thảo (« Xung Thiên Ðề Ðao Phản Trảm Nghinh »). Theo lời Võ-Sư TRẦN-Đẫu (Chiến-Danh LÊ-Đẫu) của Môn-Phái Bích-Quang thì tên gọi nguyên-thủy của bài Thảo Siêu-Đao này là « Siêu Tứ-Môn ».

       Còn có một số người thì ngày nay vẫn bị nhầm-lẫn giữa bài thảo « Siêu-Ông » này với bài thảo « Siêu Bát-Quái » và bài thảo « Thanh-Long Đao » hay « Thanh-Long Yển-Nguyệt-Đao 青 龍 偃 月 刀 ». Ba bài thảo này đều có bài Thiệu riêng biệt. Bài « Siêu Ông » và bài « Siêu Bát-Quái » là của Đại-Việt ; bài « Thanh-Long Yển-Nguyệt-Đao » là của Trung-Hoa.

       Bài Thiệu của bài « Siêu Ông = Siêu Xung-Thiên = Siêu Tứ-Môn » này gồm có tám câu viết theo thể Thơ Thất-Ngôn Bát-Cú bằng 56 chữ Hán-Nôm, mật-mã-hóa những chiêu-thức phong-phú về Siêu-Đao dùng đánh trên ngựa, nhưng đã được phổ-truyền sai-lầm ngày nay như thể là để đánh trên bộ. Chứng-cớ cụ-thể là những Chiêu-Thức trong câu Thiệu thứ 4 : « Trảm Phạt Trung-Bình Tọa Ngưu Canh ».

       Ngoài ra, bài Thiệu hiếm quí về Binh-Khí Cán Dài « Siêu Đao » này viết bằng thể Thơ Thất-Ngôn Bát-Cú theo lối Việt-Nho đã bị người ta sao chép lại với lối viết Hán-Nho : câu Thiệu thứ 8 viết theo Việt-Nho bằng chữ Nôm là « Tứ Trung-Bình Tọa Phục Môn Sanh (Cửa Sanh ≠ Cửa Tử) » đã bị sửa lại theo lối viết của Hán-Nho bằng chữ Hán-Việt là « Tứ Trung-Bình Tọa Phục Sanh Môn », cho nên đã bị sai vần (lạc vận) vì vần trong toàn bài Thiệu là vần «inh» và «anh», không có vần «ôn», vã-lại vần « inh » và « anh » thì không vần được với vần « ôn ».

       Cũng còn một điều mà chúng tôi muốn lưu-ý các Môn-Sinh Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam khi khảo-luận về câu Thiệu thứ 8 trên đây, là theo Binh-Thư Đồ-Trận thì :
       - Cửa Tử gồm có Một Cửa Tử chính (ứng với Xà-Bàn Trận) và Bốn Cửa Tử phụ, tổng-cọng là Năm Cửa Tử :« Hưu, Thương, Đỗ, Tử, Kinh »,
       - Cửa Sanh gồm có Một Cửa Sanh chính (ứng với Điểu-Tường Trận) và Hai Cửa Sanh phụ, tổng-cọng là Ba Cửa Sanh : « Sanh, Cảnh, Khai ».
       Như thế, muốn thị-phạm cho đúng-đắn câu Thiệu thứ 8 này, thì mình phải Tọa Phục ở Ba Cửa Sanh đứng về ba phương-hướng : 1. Hướng Đông-Bắc, 2. Phương Nam và 3. Hướng Tây-Bắc ; chứ không phải là Tọa Phục ở Bốn Phương : Đông, Tây, Nam, Bắc đâu !

       Vả lại, chữ « Tứ » ở đâu câu Thiệu thứ 8 này gồm có nhiều chữ « Tứ » Đồng-Âm mà Dị-Nghĩa ; và theo những gì đã trình-bày ở phần trên, thì chữ « Tứ » này dĩ-nhiên là không phải là chữ « Tứ - 四 » có nghĩa là « Bốn » mà đúng ra là chữ « Tứ - 伺 » này có nghĩa là « Dò-Xét ».

       Và đó là chưa nói đến các lỗi chính-tả khác, như trong ba câu Thiệu thứ 5, thứ 6thứ 8, do hiểu sai-lầm lúc diễn-dịch từ bạch-âm của chữ Nôm ra chữ Quốc-ngữ viết bằng mẫu-tự La-Tinh, rồi đem đi cho người biên chép lại theo Hán-Nho, khiến các Chiêu-Thức trong bài Thảo « Siêu Đao » này của Đại-Việt vì đấy mà bị suy-vong.

       Chúng tôi mạo-muội xin được nêu lên những điều trên đây đặng thông-tin nghị-luận trong tinh-thần Bảo-tồn và Phục-hưng Di-sản Võ-Học Cổ-Truyền Việt-Nam.   

 

 

 

Bài Thảo Siêu-Đao
Dòng Võ Trần Quang Diễn

« Siêu-Đao Bát-Quái »

超刀八卦

 

 

       Bài thảo « Siêu-Đao Bát-Quái » hiếm quí của Dòng Võ Họ TRẦN đã bảo-trì nhiều đời ở huyện Phù-Cát, do hậu-duệ là Võ-Sư TRẦN-Quang-Diễn (cũng là cao-đồ của Dòng Võ Xả-Đàng NGUYỆN - Hà-HânDòng Võ Xả-NUNG) lưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.

       Đây là bài « Siêu-Đao Thảo » hiếm-quí, cấu-trúc theo Hậu-Thiên Bát-Quái Đồ một cách khúc-chiết, huấn-luyện Môn-Sinh khai-thác triệt-để Chín Bộ-Tấn chánh-yếu để di-chuyển theo Cửu-Cung Bát-Quái Minh-Đường Lạc-Thư mà ứng-dụng những Chiêu-Thức cốt-yếu của Siêu-Đao-pháp Đại-Việt.

       Bài Thiệu của bài « Siêu Bát-Quái » này được mật-mã hóa qua 8 câu Thiệu (32 chữ) bao hàm những Chiêu-Thức nòng-cốt của Siêu-Đao-pháp nước Đại-Việt với một giá-trị Sư-Phạm tuyệt-vời.   

 

 

 

 

 

Bài Thảo Siêu-Đao
Dòng Võ Khiển PHẠN & Khiển THI

« Siêu-Đao Thảo »

超刀草

 

 

Võ-Sinh Ban Võ-Trận Đại-Việt đang thao-luyện
Siêu-Đao-pháp trên chiến-mã Iago.

 

       Bài Thảo-pháp « Siêu-Đao Thảo », thường được võ-đoán gọi là Thảo-pháp « Siêu Xung-Thiên », lừng danh của Dòng Võ Khiển PHẠN & Khiển THI được mật-mã hóa qua 8 câu Thiệu viết theo thể Thơ Thất-Ngôn Bát-Cú (56 chữ) mật-mã-hóa những Chiêu-Thức Siêu-Đao-pháp của Đại-Việt ghi-nhận đúng theo từng câu Thiệu.

       Đây là bài « Siêu-Đao Thảo », của một Dòng Võ Gốc thuần-túy Việt-Nam bảo-tồn, và xứng danh « Siêu-Pháp Lý Thường-Kiệt » Triều Nhà LÝ (1010-1225), do Sư-Trưởng BA Phong, hậu-duệ của Dòng Võ Khiển PHẠN & Khiển THI, lưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.

 

 

 

 

 

Bài Thảo Long-Đao
Dòng Võ Trận Bình-Định Tây-Sơn

« Long-Đao Thảo »

龍刀草

 

 

       Bài thảo Long-Đao hiếm báu của Danh-Sư TRƯƠNG-Trạch ở Huyên Phù-Mỹ (vị Thầy của Sư-Trưởng TRƯƠNG Thanh Đăng), ngày nay còn được lưu-truyền cho hậu-thế là bài « Long-Đao Thảo », mà Hệ-Phái BÌNH-ĐỊNH SA-LONG-CƯƠNG xưng-tụng là « Việt-Long-Đao ».

       Bài Thiệu của bài « Long-Đao Thảo » này được mật-mã hóa qua 11 câu Thiệu (77 chữ) viết bằng Hán-Việt gồm có 46 Chiêu, bao hàm 72 Thức Long-Đao-pháp của Đại-Việt biến-hóa thâm-sâu thần-diệu. Đây là một bài Thiệu minh-định các Chiêu-Thức một cách rất chính-xác, được lưu-truyền tới nay không bị phạm một lỗi chính-tả nào cả. Vì thế, cho nên bài Thảo « Việt-Long-Đao » này có một giá-trị Văn-Hóa Võ-Học tuyệt-đối và xứng danh là bài « Long-Đao Thảo Trấn Môn » của Bản Phái từ xa xưa đến nay.

     Môn-Sinh cần phải am-tường hai bài Thảo-pháp Siêu Bát-Quái (xin đừng nhầm lẫn với bài Thảo "Bát-Quái Đại-Đao" của Võ-Phái Trung-Hoa Võ Đang) và Siêu Xung-Thiên (Siêu Ông) trước đã, mới có đủ bản-lĩnh học tập bài Thảo-pháp Việt-Long-Đao này của Danh-Sư TRƯƠNG-Trạch.
.
       Lý-do là bài Long-Đao Thảo-pháp này đòi hỏi sự tinh-thông «Tấn-pháp»« Bộ-pháp» và đòi hỏi sự khắc-phục sáu Đao-Thức «Triển», «Mạt», «Câu», «Đóa», «Khảm», «Phách» trong Siêu-Đao-pháp
       Đó là chưa nói đến phương-thức « Vũ-hoa Siêu-Đao » (loang Siêu-Đao) !  
       Ngày nay có lắm người loang Siêu-ĐaoLong-Đao như thể loang Côn & Roi. Họ cứ tưởng là loang sao cho đừng "tạt nước" là đúng lắm rồi, mà không biết vũ-lộng làm sao đừng làm sức mẽ cạnh bén khi bị va chạm binh-khí bằng thép của đối-phương.
       Và rồi khi thi-phạm Thảo-pháp Siêu-Đao và Long-Đao, thì vì quá hấp-tấp muốn thao-tác cho hết sức nhanh-nhẹn, nên Tấn-pháp bị dang-dỡ, Bộ-pháp bị rối loạn và Thân-pháp bị xiêu-vẹo, khiến cho các Chiêu-Thức Siêu-Đao và Long-Đao bị suy thoái.
       Mà đó là cũng chưa bàn tới phương-thức Sử-dụng Siêu-Đao Long-Đao, nghĩa là phương-thức Chiến-đấu bằng Siêu-Đao Long-Đao !

      Ngoài ra, Môn-SInh không nên dùng Siêu-Đao để học-tập Long-Đao, vì sự cấu-trúc của hai loại binh-khí này khác nhau, cho nên phương-thức sử-dụng cũng khác nhau. Việc múa đánh SIêu-ĐaoLong-Đao trên lưng ngựa lại càng tô đậm thêm nét khác-biệt giữa hai loại Binh-Khí Trung-Cổ này. Siêu-Đao vì có Chắn hộ-thủ nên có phần an-toàn hơn, nhưng lại chính tại Chắn hộ-thủ đó khiến bị cản gió lúc vũ-lộng, thành ra không lanh-lẹn bằng Long-Đao trong các Chiêu-Thức liên-hoàn và biến-hóa.

 

(Còn Tiếp...)

Ban Võ-Sư Hệ-Phái
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

 

     

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.